Ăn hải sản kỵ nước gì?
Hải sản là nguồn thực phẩm quý giá vô cùng thơm ngon,hấp dẫn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Thế nhưng, cũng như các loại thực phẩm khác, hải sản nếu như kết hợp món ăn, đồ uống không đúng có thể dẫn tới nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây bài viết xin chia sẻ giải đáp thắc mắc ăn hải sản kỵ nước gì dưới đây, mời bạn cùng theo dõi.
- 1. Đôi nét về hải sản
- 2. Ăn hải sản kỵ nước gì?
- 3. Những lưu ý khi ăn hải sản
Đôi nét về hải sản
Hải sản hay còn gọi là đồ biển chỉ những sinh vật có thể chế biến thành các món ăn từ biển cả như: tôm, cua, mực, sò, hàu, hoặc các loại động vật da gai như nhím biển, động vật thủy sinh khác như sứa, thậm chí gồm cả rong biển và vi tảo.
Hải sản được đánh giá rất giàu dinh dưỡng, giá thành tương đối cao và hải sản tươi sống thường chỉ có ở những khu vực ven biển. Hải sản được chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất tốt với nhiều thành phần tốt cho sức khỏe mà những thực phẩm thông thường khác không có được, có thể kể đến như sau:
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hải sản có chứa hàm lượng omega3 khá cao có khả năng ngăn ngừa huyết áp, giảm thiểu tình trạng xơ vữa động mạch và các vấn đề khác liên quan đến tim mạch.
- Tăng cường sức khỏe cơ thể: vì có chứa đa dạng vitamin khoáng chất, đạm,…nên hải sản được đánh giá rất tốt với hiệu quả tăng cường sức đề kháng cơ thể rất tốt.
- Tốt cho não bộ và mắt: một số loại hải sản có chứa nhiều vitamin A, DHA dồi dào có thể giúp kiểm soát não bộ tốt hơn. Từ đó có thể cải thiện trí nhớ một cách tốt nhất.
- ………….
Tuy nhiên, để nhận được tất cả những lợi ích khi ăn hải sản, bạn cần phải chú ý hơn đến việc kết hợp các món ăn phù hợp, tránh những rủi ro đến sức khỏe.
Ăn hải sản kỵ nước gì?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, hải sản kỵ với một số loại nước cần hết sức lưu ý, như sau:
- Kỵ với bia
Hiện nay vẫn còn khá nhiều người sử dụng bia khi ăn hải sản. Tuy nhiên, điều này có thể gây nên rất nhiều tác hại xấu đến sức khỏe. Nguyên nhân được giải thích bởi trong bia có chứa hàm lượng vitamin B1 khá cao nếu như ăn cùng hải sản ngẫu nhiên sẽ tạo thành một chất kết tủa, phản ứng hóa học tích tụ. Điều này gây áp lực cho gan, giảm chức năng hoạt động của gan.
Bên cạnh đó, uống bia khi ăn hải sản có thể tạo nên phản ứng axit uric tích tụ đọng lại ở các khớp và mô xương, là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gout.
- Uống trà
Rất nhiều người có thói quen uống trà khi ăn hải sản, điều này không tốt cho sức khỏe. Bởi nó có thể sản sinh ra axit tannic kết hợp với canxi có trong hải sản sẽ tạo nên phản ứng không hòa tan, kích thích hệ tiêu hóa, gây đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn…
- Nước hoa quả
Một số loại nước ép trái cây như: nước cam, chanh, bưởi, táo, ổi…thường có chứa rất nhiều nguồn dưỡng chất dồi dào, điển hình là hàm lượng vitamin C rất cao. Nếu như kết hợp với hải sản, đặc biệt là các loại hải sản thuộc giáp xác như tôm, sò, ốc, cua, ghẹ….có chứa hàm lượng asen pentavelent cao…
Khi thành phần này kết hợp nhau sẽ tạo thành chuyển hóa thạch tín gây ngộ độc. Nhiều trường hợp nặng hơn có thể cần can thiệp y tế.
- Đồ uống có tính hàn
Một số loại đồ uống có gas, các loại nước đá lạnh, nước dưa hấu, dưa chuột, nước ép lê, bưởi…có tính thanh mát hiệu quả giải nhiệt có thể rất tốt. Nhưng nếu như kết hợp với hải sản có tính hàn đối với những người yếu bụng có thể dẫn tới khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy….rối loạn tiêu hóa từ nhẹ đến nặng.
- Nước sâm
Theo y học cổ truyền cho rằng nhân sâm không nên kết hợp với hải sản và củ cải. Bởi nó có thể gây nên phản ứng gây hại cho sức khỏe người sử dụng, nguy cơ đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi…
Những lưu ý khi ăn hải sản
Để ăn hải sản mang đến những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe, chị em cần chú ý một số điều cơ bản dưới đây:
- Không ăn hải sản khi chưa nấu chín kỹ
Nhiều người hiện nay vẫn giữ thói quen ăn hải sản sống, tái chưa chín. Tuy nhiên điều này được cho là không nên bởi trong hải sản có chứa một loại vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus- loại này được đánh giá chịu nhiệt cao đến 80 độ C và cần nấu sôi 4-5 phút khử trùng đầy đủ. Nếu không nếu chín sẽ gây nên nhiều tác hại đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, trong hải sản còn có loại nang trùng có tên lungfluke- có nhiều trong cua nếu không được tiêu diệt có thể dẫn tới phá hoại tổ chức mô phổi, dẫn tới ho, khạc máu mà nhiều di chứng nặng nề khác.
- Không ăn hải sản chế biến lâu
Hải sản giàu đạm và nguồn dưỡng chất khác. Khi bị hỏng, ươn hoặc chết sẽ nhanh chóng bị tác nhân gây bệnh, vi khuẩn xâm nhập dẫn tới nhiễm độc gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Không mua và chế biến sử dụng hải sản đã chết
Bạn có biết lớp vỏ động vật chết dễ bị ô nhiễm dẫn tới phần thịt có thể nhiễm khuẩn nặng sản xuất nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe. Chẳng hạn như đối với cua nếu bị chết sẽ có loại vi khuẩn histidine xâm nhập nhanh chóng chuyển hóa thành histamin gây hại đến sức khỏe, thậm chí ngộ độc.
- Người mắc bệnh gout nên hạn chế ăn hải sản
Hiện nay có nhiều nghiên cứu chứng minh ăn hải sản uống bia gây ra bệnh gout. Nếu mắc bệnh gout nên hạn chế tối đa ăn hải sản tránh bị đau sưng các khớp.
- Không ăn hải sản nếu dị ứng
Thực chất có rất nhiều trường hợp dị ứng với hải sản dẫn tới các biểu hiện ngứa ngáy, nổi mề đay thậm chí khó thở….Nếu đã từng dị ứng hải sản thì tốt nhất bạn không nên ăn tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
Trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp ăn hải sản kỵ nước gì. Mong rằng chia sẻ bổ ích dành cho bạn. Chúc bạn sức khỏe.
Cập nhật lần cuối: 10.04.2024
Bí đỏ là một trong những nguồn thực phẩm có chứa giá trị dinh dưỡng cao và không nhiều calo. Bí đỏ có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Nhưng để nhận được tất cả những lợi ích của món ăn này, bạn cần biết bí đỏ kỵ với những thực […]
Trứng cũng như nước cam đều là những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc dùng chung hai loại thực phẩm này có thể gây hại. Thực hư ra sao? Trứng kỵ nước cam không? Thành phần dinh dưỡng có trong trứng Trứng là một thực phẩm dinh […]
Cháo trứng là món giàu chất dinh dưỡng, ngon miệng và được rất nhiều người yêu thích, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi ăn cháo trứng nhiều người băn khoăn không biết cháo trứng kỵ với rau gì? cùng phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế tìm hiểu […]
- + 5 năm kinh nghiệm viết bài trong lĩnh vực sức khỏe sản phụ khoa – nam khoa, bệnh xã hội, kế hoạch hóa gia đình, bệnh đường tiết niệu
- + Có chứng chỉ báo chí,
- + Chứng chỉ báo ảnh,
- + Bằng lý luận cao cấp
- + Chứng chỉ giảng viên đường lối
- + Biên tập viên cho phòng khám chất lượng cao sản phụ khoa – nam khoa 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội
- + Biên tập viên cho Nhà Hộ Sinh A 36 A Ngô Quyền Hoàn Kiếm Hà Nội
- + Biên tập viên cho phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã Ba Đình – Hà Nội