12Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội 0836 633 399
Thứ 2- Chủ Nhật : 8h00 - 20h30

Tôm có kỵ măng tây không?

Đăng bởi: Hồng Anh Ngày đăng: 10.04.2024

Tôm có kỵ với măng tây không? tôm và măng tây đều là thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, cần kết hợp chế biến tôm và măng tây đúng cách tránh gây hại cho sức khỏe.

Tôm có kỵ măng tây không

Mục lục
  • 1. Tôm có kỵ măng tây không?
  • 2. Măng tây kỵ với gì?
  • 3. Tôm kỵ với gì?

Tôm có kỵ măng tây không?

Măng tây: được mệnh danh là “rau hoàng đế” bởi hàm lượng dinh dưỡng vô cùng quý hiếm có trong loại rau này mà nhiều thực phẩm thông thường không có được. Mặc dù ít calo và chất béo nhưng lại có chứa hàm lượng lớn folate và vitamin K. Ngoài ra, loại rau này còn cung cấp một số vitamin A , C, sắt, kali và phốt pho. Ăn măng tây rất tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Tôm: thuộc nhóm hải sản giàu dinh dưỡng, đặc biệt giàu dưỡng chất như: protein, canxi, các loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Có chứa hàm lượng lớn vitamin B12, bổ sung chất sắt, selen dồi dào….đặc biệt có chứa hàm lượng lớn omega3.

Vậy tôm có kỵ măng tây không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng măng tây không kỵ với tôm. Vì thế bạn có thể chế biến hai món ăn này với nhau sử dụng sử dụng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là món măng tây xào tôm bạn có thể tham khảo:

Nguyên liệu: để chế biến món này cần 200g tôm sú, 200g măng tây, các loại hành tím, tỏi băm, gừng cắt nhỏ, ớt chuông và các loại gia vị như: mắm, muối, dầu hào, bột nêm, dầu ăn,….

Cách sơ chế: tôm bỏ vỏ, bỏ phần đầu chỉ tôm; măng tây đem ngâm với nước muỗi pha loãng 10 phút cho sạch. Sau đó bạn rửa măng 2-3 lần với nước và dùng khăn giấy thấm khô. Khi măng ráo bạn cắt phần cứng bỏ đi, lấy phần non mềm rửa sạch để ráo. Hành tỏi băm nhỏ, ớt chuông cắt khúc.

Cách chế biến:

  • Bắp chảo lên bếp sau đó thêm dầu ăn vào làm nóng chảo và xào tôm chín, thêm muối, tiêu, bột nêm vừa phải xào khoảng 1 phút rồi tắt bếp.
  • Xào rau củ sử: dụng chảo cho tỏi, gừng, hành tím và dầu ăn vào xào với măng tây thêm gia vị gồm bột nêm, dầu hào, muối và đảo đều. Sau đó thêm tôm đã xào vào tiếp tục đảo đến khi chín thì tắt bếp thưởng thức.

Chú ý: cần sử dụng măng tây hợp lý, có thể ăn măng tây 2-3 lần/tuần. Ngoài chế biến măng tây với tôm, bạn có thể chế biến măng tây với nhiều loại thực phẩm khác như: rau củ, nấm….cho món ăn dinh dưỡng hấp dẫn ngon miệng.

Măng tây kỵ với gì

Măng tây kỵ với gì?

Để chế biến măng tây mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn cần chú ý măng tây kỵ với một số thực phẩm dưới đây:

Theo chuyên gia dinh dưỡng, hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh măng tây kỵ với bất kỳ thực phẩm nào cả. Do đó bạn có thể an tâm sử dụng món ăn này  mang lại lượng dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon chế biến cùng đa dạng các loại thực phẩm.

Tuy nhiên, một số nhóm người dưới đây được cho là nên hạn chế ăn măng tây, cụ thể như sau:

  • Những người cao huyết áp: Đối với những người huyết áp cao không nên ăn măng tây. Giải thích lý do bởi măng tây có thể gây nên một số phản ứng tăng huyết áp cao hơn mặc dù với người bình thường không gây hại nhưng người cao huyết áp có thể bị ảnh hưởng.
  • Những người mắc bệnh phù nề hoặc có tiền sử cao huyết áp cần hết sức thận trọng nên hạn chế tối đa ăn măng tây.
  • Những người mắc bệnh gout: theo các nguyên cứu chỉ ra rằng măng tây có chứa chất purin- tốt cho não bộ. Nhưng đối với người bị gout có thể tăng nồng độ axit uric trong máu gây bệnh.
  • Những người dị ứng với măng tây: nếu như bạn từng có tiền sử dị ứng với măng tây thì không nên ăn để tránh tình trạng choáng, buồn nôn, đau đầu, nổi mụn.

Tôm kỵ với gì

Tôm kỵ với gì?

Dưới đây là một số món ăn, thực phẩm kỵ với tôm mà bạn cần tránh kết hợp, cụ thể như sau:

Thực phẩm chứa vitamin C: theo các nghiên cứu chỉ ra rằng tôm cần tránh kết hợp với thực phẩm chứa vitamin C. Vì thịt tôm chứa chất asen nếu kết hợp với vitamin C có thể gây phản ứng không tốt cho sức khỏe.

Sản phẩm từ đậu nành: tôm và đậu nành đều có chứa hàm lượng protein cao và canxi cao. Nếu như tiêu thụ cùng lúc có thể dẫn tới tình trạng khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy và nhiều hệ lụy khác.

Đồ uống có cồn: như rượu, bia kỵ với tôm vì nó có thể tạo ra phản ứng axit uric khiến cho bạn có nguy cơ cao mắc bệnh gout.

Trà: trà và tôm không nên kết hợp cùng lúc. Vì hàm lượng axit tannic có trong trà nếu kết hợp với canxi có thể tạo thành hỗn hợp không có khả năng hòa tan, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Trái cây giàu axit tannic: như nho, quả hồng…nên hạn chế sử dụng. Vì hàm lượng canxi có trong tôm có thể tạo phản ứng axit tannic tạo ra một hỗn hợp không hòa tan khiến cho dạ dày của bạn khó chịu, dẫn tới triệu chứng nôn hoặc buồn nôn.

Những người bị ho: nếu đang bị ho dai dẳng, kéo dài, bạn nên tránh ăn tôm. Vì vỏ tôm có thể gây cọ sát với vùng cổ họng dẫn tới ngứa rát họng và ho nhiều hơn.

Những người đau mắt đỏ: khi bị đau mắt đỏ ăn tôm và các loại hải sản có thể khiến cho tình trạng đau mắt càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Người mắc bệnh hen suyễn: nếu đang bị hen suyễn, ho, mắc bệnh đường hô hấp nên cân nhắc hạn chế ăn tôm. Vì nó có thể khiến kích ứng vùng hầu họng gây nên các cơn co thắt cơ khí quản gây ho nhiều hơn.

Người có cơ địa dị ứng: nếu bản thân bạn có tiền sử dị ứng với hải sản nói chung và tôm nói riêng không nên ăn món ăn từ tôm.

Ngoài ra, bạn nên lưu ý tuyệt đối không ăn tôm chết vì thành phần dinh dưỡng nó sẽ biến đổi ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó lưu ý không nên ăn nhiều tôm sống.

Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được tôm có kỵ măng tây không. Tôm và măng tây kỵ với thực phẩm nào. Nếu bạn còn thắc mắc có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp miễn phí. Chúc bạn sức khỏe.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 10.04.2024

Bài viết liên quan
thit-ga-ky-bap-cai-khong Thịt gà kỵ bắp cải không?

Thịt gà là món ăn phổ biến, được nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ em ưa thích. Khi chế biến thịt gà, có một số thực phẩm kiêng kị mọi người cần lưu ý để đảm bảo bữa ăn ngon miệng và tối ưu được hàm lượng dinh dưỡng. Vậy thịt gà kỵ bắp […]

tim-ga-ky-gi Tim gà kỵ gì?

Trong nhóm nội tạng động vật, tim gà được xem là bộ phận thơm ngon và bổ dưỡng nhất. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của chuyên gia, có một số loại thực phẩm không nên ăn cùng tim gà vì có thể gây hại. Vậy tim gà kỵ gì? Câu trả lời sẽ có trong […]

thit-ga-ky-thit-bo-khong Thịt gà kỵ thịt bò không?

Thịt gà và thịt bò đều là những loại thực phẩm giàu chất dinh dướng và vô cùng thân quen với mỗi gia đình. Cả hai loại thực phẩm này đều được chế biến thành rất nhiều những món ăn hấp dẫn khác nhau, tuy nhiên thực phẩm cũng có nhiều loại không thể kết […]

Hồng Anh https://yhocquocte.com.vn/ Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền Ngày sinh: 15/8/1992
Sở trường chuyên môn
  • + 5 năm kinh nghiệm viết bài trong lĩnh vực sức khỏe sản phụ khoa – nam khoa, bệnh xã hội, kế hoạch hóa gia đình, bệnh đường tiết niệu
  • + Có chứng chỉ báo chí,
  • + Chứng chỉ báo ảnh,
  • + Bằng lý luận cao cấp
  • + Chứng chỉ giảng viên đường lối
Quá trình công tác
  • + Biên tập viên cho phòng khám chất lượng cao sản phụ khoa – nam khoa 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội
  • + Biên tập viên cho Nhà Hộ Sinh A 36 A Ngô Quyền Hoàn Kiếm Hà Nội
  • + Biên tập viên cho phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã Ba Đình – Hà Nội