Nấm mèo kỵ với gì?
Nấm mèo là một trong những loại nấm từ tự nhiên được nhiều gia đình lựa chọn trong chế biến các món ăn hàng ngày. Thế nhưng có những món ăn cần tránh kết hợp với nấm mèo, vì nó có thể gây hại sức khỏe. Vậy nấm mèo kỵ với gì? Những lưu ý khi chọn và sử dụng nấm mèo ra sao? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết sau đây.
- 1. Nấm mèo và những tác dụng cho sức khoẻ
- 2. Nấm mèo kỵ với gì?
- 3. Một số lưu ý đặc biệt khi ăn nấm
Nấm mèo và những tác dụng cho sức khoẻ
Nấm mèo có nhiều tên gọi khác nhau như mộc nhĩ, nấm tai mèo. Nấm mèo vốn là loại thực vật thường mọc trên thân của cây gỗ mục ẩm ướt. Ngày nay nấm mèo được trồng ở nhiều nơi sử dụng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Một số tác dụng tốt của nấm mèo đối với sức khỏe có thể kể đến như sau:
- Tác dụng bổ máu, tốt cho hệ tim mạch: trong nấm mèo rất giàu chất sắt ( 185mng sắt/100g nấm). Đây là nhóm dưỡng chất quan trọng hình thành hemoglobin nuôi dưỡng bổ máu tốt hơn. Ngoài ra những hoạt chất trong nấm mèo còn có thể giảm cholesterol xấu trong máu. Từ đó giúp lưu thông máu tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả.
- Tác dụng chống oxy hóa: nấm mèo có khả năng chống lại những chất oxy hóa trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm và có tác dụng làm đẹp da.
- Tốt cho hệ xương khớp: theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong nấm mèo có chứa protid, canxi, sắt….những nhóm chất này có chứa thành phần quan trọng hỗ trợ và bảo vệ hệ xương khớp khỏe mạnh.
- Hiệu quả giảm cân: các món ăn từ nấm mèo có thể mang lại hiệu quả giảm cân. Bởi nó có chứa nhiều chất polysaccharide có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu, từ đó có thể giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Do đó, nấm mèo là thực phẩm khá lý tưởng dành cho người muốn giảm cân, đang ăn kiêng.
Mặc dù nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cần phải biết những loại thực phẩm tối kỵ cần tránh chế biến với nấm mèo.
Nấm mèo kỵ với gì?
Để chế biến và sử dụng nấm mèo mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bạn cần tránh sử dụng nấm mèo với những loại thực phẩm dưới đây:
- Nấm mèo kỵ với ốc
ốc nằm trong danh sách những món ăn kỵ với nấm mèo. Nguyên nhân bởi những món ăn này đều có tính hàn có thể gây lạnh bụng, nếu kết hợp có thể dẫn tới tiêu chảy. Bên cạnh đó còn có thể gây ra một số vấn đề khác về đường ruột và hệ tiêu hóa mà bạn cần tránh kết hợp vì có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Nấm mèo kỵ với củ cải trắng
Một số bà mẹ nội trợ có thói quen nấu canh củ cải trắng và thêm phần nấm mèo. Nhưng đây là điều sai lầm cần tránh kết hợp. Nguyên nhân bởi trong củ cải có chứa nhiều enzyme mà nấm mèo chứa nhiều hoạt chất sinh học nếu như kết hợp có thể dẫn tới phản ứng hóa học tạo ra những chất không tốt cho sức khỏe.
- Nấm mèo kỵ với thịt vịt
Nấm mèo không ăn cùng thịt vịt, vì 2 nhóm thực phẩm này đều có tính hàn khi kết hợp có thể gây ra tình trạng rối loạn đường tiêu hóa, gây lạnh bụng, đau bụng thậm chí tiêu chảy.
- Nấm mèo kỵ nước lạnh
Khi chế biến và sử dụng các món ăn từ nấm mèo, uống nước đá lạnh có thể dẫn tới lạnh bụng, tiêu chảy, khó chịu vùng bụng nên tránh kết hợp.
Ngoài ra những nhóm người dưới đây không nên ăn nấm mèo, cụ thể:
- Những người mắc bệnh trĩ: theo một số nghiên cứu cho rằng nấm mèo không tốt cho người mắc bệnh trĩ. Đặc biệt khi nấu chung món ăn này với gà rừng có thể dẫn tới chảy máu vùng trĩ và khiến bệnh nặng thêm.
- Những người có hệ tiêu hóa kém: Nếu hệ tiêu hóa kém bạn không nên hoặc hạn chế tối đa ăn nấm mèo để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
- Những người mắc chứng máu loãng: theo các nghiên cứu chỉ ra rằng nấm mèo có thể ngăn chặn đông máu. Vì thế nếu như bạn bị hội chứng máu loãng hoặc máu khó đông không nên ăn thực phẩm này.
- Trẻ dưới 12 tuổi: lý do bởi hệ tiêu hóa của trẻ 12 tháng tuổi chưa hoàn thiện. Trong khi đó nấm mèo có tính hàn và có thể chứa những chất không phù hợp với trẻ nhỏ, có thể dẫn tới hệ tiêu hóa rối loạn, dị ứng hoặc ngộ độc nguy hiểm.
- Phụ nữ đầu thai kỳ: Đối với những phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa. Do đó cần phải tránh sử dụng nấm mèo.
Một số lưu ý đặc biệt khi ăn nấm
Hiện nay có rất nhiều loại nấm khác nhau, có hình dáng bên ngoài giống nhau. Vì thế cần phân biệt đúng nấm mèo với những loại nấm độc không ăn được, một số lưu ý như sau:
- Không nên ăn nấm bị đổi màu hoặc thấy có màu sắc khác thường
- Mua và sử dụng nấm tại những địa chỉ rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm chọn lọc uy tín
- Không tự ý tìm hái nấm trong rừng khi bạn chưa hiểu hết về cách nhận dạng nấm ăn được và không ăn được
- Không ngâm nấm mèo trong nước nóng: có thể dẫn tới mất chất dinh dưỡng vốn có trong nấm. Hơn nữa ngâm nước nóng khiến nấm nở ra nhanh và khó đào thải được chất morpholine- một chất có hại cho sức khỏe.
- Thời gian ngâm nấm mèo: nấm mèo khô cần ngâm trong nước ở nhiệt độ thưởng 1-2 tiếng là lý tưởng nhất. Không ngâm quá 8 tiếng vì nó có thể sản sinh ra một số độc tố gây hại.
- Không ăn nấm mèo tươi: bởi nó có thể gây ra một số dị ứng, ngứa ngáy, phù nề thậm chí nguy hại đến sức khỏe với các biểu hiện nặng hơn như: khó thở, phù nề thanh quản cần can thiệp y tế. Vì vậy bạn chỉ nên dùng nấm mèo khô đã được phơi và bảo quản đúng cách theo khuyến cáo.
Trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp thắc mắc nấm mèo kỵ với gì? Những lưu ý khi chọn và sử dụng nấm mèo ra sao? Mong rằng thông tin chia sẻ từ bài viết hữu ích dành cho bạn. Nếu còn thắc mắc có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết Chúc bạn sức khỏe.
Cập nhật lần cuối: 10.04.2024
Bí đỏ là một trong những nguồn thực phẩm có chứa giá trị dinh dưỡng cao và không nhiều calo. Bí đỏ có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Nhưng để nhận được tất cả những lợi ích của món ăn này, bạn cần biết bí đỏ kỵ với những thực […]
Trứng cũng như nước cam đều là những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc dùng chung hai loại thực phẩm này có thể gây hại. Thực hư ra sao? Trứng kỵ nước cam không? Thành phần dinh dưỡng có trong trứng Trứng là một thực phẩm dinh […]
Cháo trứng là món giàu chất dinh dưỡng, ngon miệng và được rất nhiều người yêu thích, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi ăn cháo trứng nhiều người băn khoăn không biết cháo trứng kỵ với rau gì? cùng phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế tìm hiểu […]
- + 5 năm kinh nghiệm viết bài trong lĩnh vực sức khỏe sản phụ khoa – nam khoa, bệnh xã hội, kế hoạch hóa gia đình, bệnh đường tiết niệu
- + Có chứng chỉ báo chí,
- + Chứng chỉ báo ảnh,
- + Bằng lý luận cao cấp
- + Chứng chỉ giảng viên đường lối
- + Biên tập viên cho phòng khám chất lượng cao sản phụ khoa – nam khoa 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội
- + Biên tập viên cho Nhà Hộ Sinh A 36 A Ngô Quyền Hoàn Kiếm Hà Nội
- + Biên tập viên cho phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã Ba Đình – Hà Nội