Cháo cua kỵ gì?
Trong những mưa rét mà được thưởng thức một bát cháo cua nóng hổi, đậm đà thì không còn gì bằng. Cua là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng nếu các bạn kết hợp chúng cùng với những loại thực phẩm không phù hợp thì sẽ có thể làm sản sinh các chất gây hại cho cơ thể. Vậy cháo cua kỵ gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này!
- 1. CHÁO CUA KỴ GÌ?
- 2. CHÁO CUA BIỂN NÊN NẤU VỚI RAU GÌ?
- 3. CÁCH CHẾ BIẾN CHÁO CUA MỀM NGON, BỔ DƯỠNG
CHÁO CUA KỴ GÌ?
Cua biển là một loại hải sản được đánh bắt phổ biến nhất ở biển. Phần thịt cua có hương vị ngon ngọt và giá trị dinh dưỡng cao. Cụ thể, trong cua biển có chứa nhiều protein, vitamin A, B, C, E, K, canxi, photpho, sắt, magie va axit béo Omega – 3.
Với hàm lượng dinh dưỡng cao cùng nhiều khoáng chất có lợi, việc tiêu thụ cua biển sẽ giúp mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và hỗ trợ giải độc cơ thể. Đặc biệt, hàm lượng protein dồi dào có trong thịt cua có thể giúp bồi bổ cơ thể,a rất tốt cho các trẻ nhỏ bị biếng ăn, những người mới ốm dậy hay bị suy dinh dưỡng.
Từ cua, người ta có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau. Trong đó, cháo cua là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Khi nấu cháo, mọi người thường kết hợp cua cùng với nhiều loại thực phẩm khác để làm tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng của món ăn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải loại thực phẩm nào cũng có thể kết hợp được với cua. Vậy cháo cua kỵ gì?
- Khoai tây và khoai lang
Cả khoai tây và khoai lang đều có chứa một lượng lớn axit phytic, còn cua thì lại rất giàu canxi. Việc kết hợp cua cùng với khoai lang và khoai tây sẽ có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Tình trạng này nếu để kéo dài thì sẽ có thể gây suy thận, viêm thận.
- Dưa lê
Cả cua và dưa lê đều là những loại thực phẩm có tính hàn, giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể. Do đó, nếu kết hợp ăn hai loại thực phẩm cùng nhau thì sẽ có thể gây lạnh bụng, dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy.
- Cá chạch
Cá chạch và cua vốn là hai loại thực phẩm rất kỵ nhau. Nếu các bạn không biết mà sử dụng chúng cùng một lúc thì sẽ có thể gây ra tình trạng ngộ độc, hạ huyết áp, nôn mửa vô cùng nghiêm trọng.
- Trái cây giàu vitamin C
Các bạn không nên ăn cua trước và sau khi tiêu thụ các loại trái cây giàu vitamin C như: Cam, bưởi, kiwi, dứa,…. Bởi các dưỡng chất có trong thịt cua khi kết hợp cũng với vitamin C sẽ tạo thành hợp chất kết tủa, gây hại cho đường tiêu hóa, thậm chí dẫn đến ngộ độc.
- Kỵ nấu với rau cần tây
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc kết hợp cua cùng với cần tây sẽ làm sản sinh ra các chất có khả năng gây cản trở quá trình hấp thụ đạm của cơ thể. Điều này về lâu dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm sức khỏe. Vậy nên, nếu bạn đang thắc mắc cháo cua kỵ với rau gì thì câu trả lời đó chính là cần tây.
- Nước trà
Theo các chuyên gia khuyến cáo, các bạn không nên uống nước trà ngay trước hoặc sau khi ăn cua. Bởi nước trà sau khi đi vào cơ thể sẽ phản ứng và làm đông đặc một số thành phần dưỡng chất có trong cua. Từ đó, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.
- Quả hồng
Trong quả hồng có chứa chất tanin, chất này khi kết hợp với lượng protein cao trong cua sẽ tạo thành sỏi trong dạ dày, khó đào thải ra bên ngoài cơ thể. Từ đó, dẫn tới tình trạng đau dạ dày, tắc nghẽn đường tiêu hóa.
CHÁO CUA BIỂN NÊN NẤU VỚI RAU GÌ?
Cháo cua là sự kết hợp giữa gạo, thịt cua và các loại rau củ quả. Việc lựa chọn rau củ quả phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp món ăn trở nên thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao hơn.
Một số loại rau củ thích hợp để dùng nấu cháo cua là: Cà rốt, rau mồng tơi, rau ngót, rau dền, khoai mỡ, nấm,…
CÁCH CHẾ BIẾN CHÁO CUA MỀM NGON, BỔ DƯỠNG
Các nguyên liệu làm món cháo cua biển rau mồng tơi:
- Cua: 1 con
- Cháo trắng: 100 gram
- Rau mồng tơi: 100 gram
- Dầu oliu: 1 muỗng cà phê
- Muối: 1/2 muỗng cà phê
- Hạt tiêu: 1/2 muỗng cà phê
Cách chế biến:
- Sơ chế và luộc cua biển
Cua đem rửa sạch, đặc biệt chú ý làm sạch các phần mai, yếm và càng cua để loại bỏ hết các đất cát. Sau đó, bắc nồi lên trên bếp, đổ nước vào sao cho xâm xấp cua. Tiếp theo, nêm vào 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu vào nồi luộc và đậy nắp lại. Các bạn luộc cua trong khoảng 30 phút cho đến khi cua chín, vỏ cua chuyển sang màu đỏ thì tắt bếp.
- Gỡ thịt cua biển
Sau khi cua đã luộc chín thì các bạn bẻ càng và chân cua ra khỏi mình cua, đập dập vỏ và gỡ lấy phần thịt bên trong càng và chân ra.
Tiếp theo, các bạn bóc yếm cua ra, dùng nĩa lấy phần thịt cua và gạch cua từ mai. Sau đó, bóc bỏ một số phần màu xám không ăn được ở bên trong. Phần thịt và gạch cua đem băm nhuyễn, rồi cho vào bát.
- Sơ chế rau mồng tơi
Rau mồng tơi các bạn nhặt bỏ các lá sâu, úa, chỉ sử dụng phần đọt và lá non. Sau đó, đem rửa sạch với nước, để ráo và băm nhuyễn rau ra.
- Nấu cháo
Bắc nồi lên bếp, cho phần cháo trắng đã mua sẵn vào trong nồi và đun lên. Sau khi cháo sôi nhẹ thì các bạn cho thịt cua đã băm nhuyễn vào và trộn đều. Tiếp theo, cho rau mồng tơi vào và khuấy đều để rau hòa quyện với cháo. Nêm vào 1 muỗng cà phê dầu oliu và tiếp tục nấu thêm khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp.
Thành phẩm:
Cháo cua rau mồng tơi có vị mặn tự nhiên từ cua biển hòa quyện cùng với rau mồng tơi thơm ngon, thanh mát.
Trên đây là lời giải đáp cho băn khoăn “ Cháo cua kỵ gì ?”. Nếu còn có thắc mắc nào về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc liên hệ đến số 02438.255.599 – 0836.663.399 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Cập nhật lần cuối: 10.04.2024
Bí đỏ là một trong những nguồn thực phẩm có chứa giá trị dinh dưỡng cao và không nhiều calo. Bí đỏ có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Nhưng để nhận được tất cả những lợi ích của món ăn này, bạn cần biết bí đỏ kỵ với những thực […]
Trứng cũng như nước cam đều là những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc dùng chung hai loại thực phẩm này có thể gây hại. Thực hư ra sao? Trứng kỵ nước cam không? Thành phần dinh dưỡng có trong trứng Trứng là một thực phẩm dinh […]
Cháo trứng là món giàu chất dinh dưỡng, ngon miệng và được rất nhiều người yêu thích, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi ăn cháo trứng nhiều người băn khoăn không biết cháo trứng kỵ với rau gì? cùng phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế tìm hiểu […]
- + 5 năm kinh nghiệm viết bài trong lĩnh vực sức khỏe sản phụ khoa – nam khoa, bệnh xã hội, kế hoạch hóa gia đình, bệnh đường tiết niệu
- + Có chứng chỉ báo chí,
- + Chứng chỉ báo ảnh,
- + Bằng lý luận cao cấp
- + Chứng chỉ giảng viên đường lối
- + Biên tập viên cho phòng khám chất lượng cao sản phụ khoa – nam khoa 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội
- + Biên tập viên cho Nhà Hộ Sinh A 36 A Ngô Quyền Hoàn Kiếm Hà Nội
- + Biên tập viên cho phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã Ba Đình – Hà Nội