Rượu mật ong kỵ gì?
Rượu mật ong kỵ gì? Rượu mật ong là sự kết hợp độc đáo được lưu truyền trong dân gian từ xa xưa. Đây là một trong những cách pha chế rượu thông dụng. Vậy rượu mật ong kỵ gì? Tác dụng của loại rượu này như thế nào? Thông tin chia sẻ được giải đáp ngay sau đây.
- 1. Rượu mật ong là gì?
- 2. Giải đáp: rượu mật ong kỵ với gì?
- 3. Những lưu ý khi sử dụng rượu mật ong là gì?
Rượu mật ong là gì?
Rượu mật ong là sự kết hợp hài hòa giữa hai nguyên liệu là rượu và mật ong, được xem như một bài thuốc trong dân gian. Rượu mật ong đã tồn tại khoảng 780 năm cho tới ngày nay. Hiện có rất nhiều người sử dụng rượu ngâm mật ong tăng cường sức khỏe và chữa bệnh.
Mật ong có đặc điểm vị ngọt, tính bình có công dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, tăng cường miễn dịch, tác dụng thải độc và điều trị trong nhiều bệnh lý…khi kết hợp với rượu có thể mang đến nhiều lợi ích khác, như sau:
- Uống rượu ngâm mật ong hợp lý vừa phải có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, giúp bạn ngủ tốt hơn, sâu giấc hơn và tinh thần sảng khoái. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc cải thiện và tăng cường trí nhớ.
- Uống rượu pha mật ong đúng cách có thể tác động giúp não bộ hoạt động kinh hoạt hơn.
- Áp dụng như một bài thuốc chữa tê mỏi chân tay và các bệnh đau xương khớp.
- Hiệu quả bồi bổ cơ thể, tăng cường khả năng vận động tốt hơn.
- Tác dụng trong làm đẹp giúp giảm nám da, sạm da, giúp da căng bóng, mịn màng và tươi sáng hơn.
- Sử dụng rượu mật ong liều lượng nhỏ có thể giúp bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch và tiểu đường….
Giải đáp: rượu mật ong kỵ với gì?
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh rượu mật ong kỵ với bất kỳ loại thực phẩm, món ăn nào. Tuy nhiên, một số tài liệu ghi chép lại một số loại kiêng kỵ với mật ong, rượu, có thể kể đến như sau:
- Đối với mật ong:
Cần kiêng kỵ với đậu nành và những sản phẩm làm từ đậu nành: như tàu hũ, tào phớ, sữa đậu nành…nếu sử dụng cùng mật ong có thể khiến phản ứng đau cứng trong dạ dày gây nên nhiều hệ lụy.
Cá diếc, cá chép: khi kết hợp với các loại đồ uống có chứa mật ong có thể khiến bạn dễ bị trúng độc, dị ứng khó chịu.
Cua: mặc dù nhiều dinh dưỡng nhưng cua không nên kết hợp với các loại đồ uống chứa mật ong. Vì cua có tính hàn có thể gây kích thích đường tiêu hóa gây tiêu chảy….
Thì là: không nên sử dụng với các đồ uống có chứa mật ong, bởi nó có thể dẫn tới những tổn thương gan và một số cơ quan khác….
- Đối với rượu
Một số món ăn không nên kết hợp với rượu bạn cần tránh đó là:
Thịt xông khói: nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý điển hình như ung thư gan, ung thư vòm họng…nguyên nhân trong thịt xông khói chứa notrosamine- chất bảo quản gây hại.
Xúc xích: Một số nghiên cứu chứng minh được rằng, xúc xích có nhiều axit amin hữu cơ, nếu dùng với các sản phẩm từ các loại rượu có thể ảnh hưởng xấu tới đường tiêu hóa.
Hạt điều: hạt điều vốn tốt cho sức khỏe nhưng chúng có chứa hàm lượng lớn cholesterol khi dùng với rượu có thể gây tăng huyết áp
Sầu riêng: theo các nghiên cứu sầu riêng có chứa lưu huỳnh nếu kết hợp với các loại rượu có thể cản trở hoạt động của enzym phân giải chất độc không tốt cho sức khỏe.
Quả hồng: loại quả này có tính hàn không nên sử dụng cùng với rượu, rượu và cả mật ong có tính nóng nếu kết hợp quả hồng có thể sản sinh ra độc tố. Hơn nữa, nếu uống rượu và ăn quả hồng sẽ tạo thành một chất sellulose tạo thành cục máu đông gây khó tiêu….
Những lưu ý khi sử dụng rượu mật ong là gì?
Để sử dụng rượu mật ong mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn cần chú ý một số điều dưới đây:
- Tham khảo ý kiến chuyên gia: Mật ong không có độc và sử dụng ngâm rượu rất tốt làm phương thuốc. Tuy nhiên, bạn vẫn cần hỏi ý kiến chuyên gia nếu muốn ngâm rượu thuốc mật ong để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
- Không nên ngâm trong bình sắt: bởi vì mật ong phản ứng với các kim loại, đặc biệt là sắt, có thể gây ra những phản ứng hóa học biến đổi chất. Do đó chỉ nên ngâm rượu mật ong trong bình thủy tinh là tốt nhất.
- Không nên uống nhiều: rượu ngâm mật ong có vị ngọt dễ uống, do đó nhiều người uống quá nhiều và điều này không tốt cho sức khỏe.
- Một số đối tượng hạn chế dùng rượu mật ong: mặc dù là vị thuốc tốt nhưng nếu như bạn bị gan nhiễm mỡ, mắc bệnh gout, bệnh gan, thận cấp và mãn tính thì không nên dùng nhiều rượu mật ong.
- Rượu ngâm mật ong dùng bao lâu: nhiều người cho rằng sử dụng rượu mật ong bất kỳ thời điểm nào, ngay sau khi pha trộn. Nhưng theo khuyến cáo bạn chỉ nên dùng rượu mật ong sau 4 tháng ngâm là tốt nhất.
Cách ngâm rượu mật ong:
Có rất nhiều cách ngâm rượu mật ong, trong đó phổ biến có rượu ngâm tổ ong, sáp ong thô ngâm rượu, rượu ngâm nhộng ong….mật ong chưng cất cùng rượu có mùi thơm đặt trung, vị ngọt cay nhưng dễ uống, cách ngâm như sau:
- Sử dụng 1 ít mật ong rừng hoặc dùng sáp ong
- 1,5 lít rượu gạo nếp
- Bình thủy tinh
Cách tiến hành đơn giản, bạn chỉ cần trộn 1 lít mật ong với 1,5 lít rượu gạo nếp và đóng kín bình để nơi khô ráo, thoáng mát. Sau khoảng nửa tháng có thể sử dụng được.
Chú ý: để ngâm rượu mật ong ngon chuẩn nhất bạn cần phải lựa chọn mật ong nguyên chất chưa pha chế sẽ tốt hơn. Đối với rượu nên chọn rượu nếp trắng tự nấu thủ công ngâm rượu. Đặc biệt tuyệt đối không lạm dụng rượu mật ong, bởi đồ uống này có chứa cồn từ rượu có thể dẫn tới những ảnh hưởng tới gan, thận, các hệ cơ quan trong cơ thể, tim mạch, thần kinh, huyết áp nếu như lạm dụng quá nhiều.
Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được rượu mật ong kỵ gì và những lưu ý liên quan. Nếu bạn còn thắc mắc có thể comment bên dưới bài viết. Chúc bạn sức khỏe.
Cập nhật lần cuối: 09.04.2024
Bí đỏ là một trong những nguồn thực phẩm có chứa giá trị dinh dưỡng cao và không nhiều calo. Bí đỏ có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Nhưng để nhận được tất cả những lợi ích của món ăn này, bạn cần biết bí đỏ kỵ với những thực […]
Trứng cũng như nước cam đều là những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc dùng chung hai loại thực phẩm này có thể gây hại. Thực hư ra sao? Trứng kỵ nước cam không? Thành phần dinh dưỡng có trong trứng Trứng là một thực phẩm dinh […]
Cháo trứng là món giàu chất dinh dưỡng, ngon miệng và được rất nhiều người yêu thích, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi ăn cháo trứng nhiều người băn khoăn không biết cháo trứng kỵ với rau gì? cùng phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế tìm hiểu […]
- + 5 năm kinh nghiệm viết bài trong lĩnh vực sức khỏe sản phụ khoa – nam khoa, bệnh xã hội, kế hoạch hóa gia đình, bệnh đường tiết niệu
- + Có chứng chỉ báo chí,
- + Chứng chỉ báo ảnh,
- + Bằng lý luận cao cấp
- + Chứng chỉ giảng viên đường lối
- + Biên tập viên cho phòng khám chất lượng cao sản phụ khoa – nam khoa 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội
- + Biên tập viên cho Nhà Hộ Sinh A 36 A Ngô Quyền Hoàn Kiếm Hà Nội
- + Biên tập viên cho phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã Ba Đình – Hà Nội