Mật ong kỵ tỏi không?
Mật ong là thức uống dinh dưỡng từ tự nhiên đặc biệt tốt cho sức khỏe, công dụng chữa bệnh và làm đẹp. Tuy nhiên, cần thận trọng trong việc sử dụng mật ong đúng cách để mang lại hiệu quả cao nhất? Vậy, mật ong kỵ với tỏi không? mật ong kỵ với những gì? Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia giải đáp cụ thể ngay sau đây, mời bạn cùng theo dõi.
- 1. Mật ong và những tác dụng
- 2. Vậy mật ong có kỵ với tỏi không?
- 3. Mật ong kỵ với những gì?
- 4. Những lưu ý khác
Mật ong và những tác dụng
Theo wikipedia, mật ong là chất được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Hội đồng Ong mật Quốc gia Mỹ đã quy định rằng mật ong là một sản phẩm thuần khiết không cho phép thêm bất kỳ chất gì vào… bao gồm các chất ngọt khác”. Đây là nguyên liệu từ tự nhiên quý hiếm ban tặng cho con người.
Quá trình lấy mật của ong được tiến hành bằng cách những chú ong sử dụng vòi để hút mật từ nhụy của những bông hoa. Sau đó mật được đưa vào dạ dày để các enzyme thực hiện chuyển hóa từ mật hoa sang mật ong. Khi ong về tổ sẽ chuyển lượng mật hoa ở trong dạ dày sang cho những con ong khác để tiếp tục thực hiện quá trình chuyển hóa thành mật. Mỗi chú ong thực hiện chuyển hóa khoảng 30 phút.
Sau khi mật hoa chuyển hóa thành mật ong, những chú ong thợ sẽ nhả mật vào tổ ong rồi dùng cánh bay quạt hơi nước trong mật đến khi mật ong đạt đến độ bão hòa, sau đó thực hiện đóng tổ hoàn tất quá trình làm mật.
Mật ong được biết đến với nhiều công dụng khác nhau. Đặc biệt trong mật ong có chứa các thành phần chính là đường, hỗn hợp các axit amin, các loại vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm và các chất chống oxy hóa. Mật ong được sử dụng làm chất làm ngọt tự nhiên, tác dụng chữa bệnh như: ho khan, ho có đờm, chữa bỏng, chữa lành vết thương, làm dịu bệnh trĩ, giảm loét miệng….
Vậy mật ong có kỵ với tỏi không?
Tỏi thuộc họ hành, trong đó có tỏi tây, hành lá và cả hẹ. Nhưng tỏi khác với hành và hẹ, tỏi có chứa mùi vị đặc trưng, mỗi củ tỏi thường có màu trắng bao gồm nhiều mảnh nhỏ được ghép lại với nhau được gọi là tép tỏi.
Từ xa xưa cho đến ngày nay, tỏi được xác định là loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tỏi được biết đến với nhiều tác dụng khác nhau. Trong đông y tỏi được sử dụng nhiều để điều trị chứng khó tiêu, nhiễm trùng đường hô hấp và đường tiết niệu. Bên cạnh đó tỏi được sử dụng nhiều với mục đích hạ sốt, an thần, tráng dương và lợi tiểu. Ngoài ra, tỏi có thể chống nhiễm trùng, kháng nấm, có chứa chất oxy hóa mạnh ngăn ngừa tế bào ung thư.
Vậy mật ong và tỏi có kỵ nhau hay không? Theo chuyên gia dinh dưỡng, nếu như sử dụng hai nguyên liệu này riêng biệt sẽ mang lại hiệu quả rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng chung hai nguyên liệu này thì không nên. Lý do bởi tỏi và mật ong kỵ nhau do tỏi tính nóng, mật ong lại ngọt, nóng. Hai nguyên liệu này đều có tính rất nóng, y học cổ truyền nhận định nếu như kết hợp tỏi và mật ong với nhau có thể dẫn tới uất nhiệt, bụng chướng, gây ra các biểu hiện nóng trong, khó chịu cho cơ thể.
Như vậy có thể kết luận rằng tỏi kỵ với mật ong, do đó nếu như bạn đang có thói quen sử dụng tỏi mật ong thì cần phải lưu ý không nên sử dụng.
Mật ong kỵ với những gì?
Ngoài tỏi, mật ong còn kỵ với một số món ăn và đồ uống khác mà chị em nên đặc biệt lưu ý, như sau:
Đậu phụ, sữa đậu nành: Nếu như sử dụng mật ong cùng đậu phụ hoặc sữa đậu nành có thể tạo nên phản ứng vón cục trong hệ thống đường tiêu hóa, dạ dày và nếu dùng với liều lượng quá cao thậm chí gây khó thở, hôn mê hoặc biến chứng với các bệnh tim mạch rất nguy hiểm.
Pha với nước sôi: khi mật ong pha với nước ấm sẽ rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên pha mật ong với nước sôi. Lý do bởi mật ong khi hòa lẫn nước sôi có thể làm mất đi mùi vị tự nhiên đồng thời phá vỡ thành phần dinh dưỡng.
Tào phớ: Không nên kết hợp mật ong với tào phớ, vì nó có thể gây ra những tác hại cho sức khỏe. Vì tào phớ ngọt, tính hàn, có thể thanh nhiệt tán huyết dẫn tới tiêu chảy hoặc gây ra các vấn đề ở hệ tiêu hóa.
Cá diếc: mật ong không nên ăn cùng cá diếc có thể dẫn tới ngộ độc tương tự với trúng kim loại nặng, bạn cần hết sức lưu ý.
Không đựng mật ong trong bình sắt: lý do bởi mật ong có tính axit khi tiếp xúc với kim loại có thể gây ra phản ứng hóa học dẫn tới biến đổi chất lượng mật ong, khi sử dụng dễ gây đau bụng. Do đó, tốt nhất bạn nên dùng bình thủy tinh hoặc hộp gốm sứ.
Những lưu ý khác
Những đối tượng sau không nên sử dụng mật ong, cụ thể:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: mặc dù mật ong lành tính và rất tốt, nhiều người cho rằng dùng mật ong cho trẻ sơ sinh có thể chữa ho hoặc tăng giá trị dinh dưỡng. Cho dù vậy các nghiên cứu đã chứng minh được rằng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ nếu dùng mật ong có nguy cơ sinh ra độc tố.
- Không dùng mật ong cho người sinh nhiệt: Những người cơ thể có tính nóng, dễ sinh nhiệt gồm các đối tượng hay nóng trong người, lòng bàn chân tay nóng, nhiệt miệng….thì không nên dùng mật ong.
- Tránh không dùng cùng thuốc tây: theo các nguyên cứu chứng minh được rằng mật ong có thể tương tác với các loại thuốc tây, đặc biệt là thuốc hạ đường huyết. Do đó, bạn không nên dùng mật ong nếu đang uống thuốc tây chữa bệnh.
Đặc biệt, trong những trường hợp muốn sử dụng mật ong nên chọn mua ở địa chỉ uy tín nguồn gốc rõ ràng đã được kiểm định chất lượng. Lựa chọn loại mật ong chưa qua pha chế sử dụng tốt cho sức khỏe.
Trên đây là những thông tin giải đáp mật ong kỵ tỏi không, mật ong kỵ với những gì. Mong rằng thông tin từ bài viết bổ ích cho bạn.
- Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi https://suckhoedoisong.vn/khong-dung-mat-ong-cho-tre-duoi-1-tuoi-169122712.htm Truy cập 9/4/2024
- 4 trường hợp không nên uống mật ong hằng ngày https://laodong.vn/dinh-duong-am-thuc/4-truong-hop-khong-nen-uong-mat-ong-hang-ngay-1092972.ldo Truy cập 9/4/2024
Cập nhật lần cuối: 09.04.2024
Bí đỏ là một trong những nguồn thực phẩm có chứa giá trị dinh dưỡng cao và không nhiều calo. Bí đỏ có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Nhưng để nhận được tất cả những lợi ích của món ăn này, bạn cần biết bí đỏ kỵ với những thực […]
Trứng cũng như nước cam đều là những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc dùng chung hai loại thực phẩm này có thể gây hại. Thực hư ra sao? Trứng kỵ nước cam không? Thành phần dinh dưỡng có trong trứng Trứng là một thực phẩm dinh […]
Cháo trứng là món giàu chất dinh dưỡng, ngon miệng và được rất nhiều người yêu thích, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi ăn cháo trứng nhiều người băn khoăn không biết cháo trứng kỵ với rau gì? cùng phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế tìm hiểu […]
- + 5 năm kinh nghiệm viết bài trong lĩnh vực sức khỏe sản phụ khoa – nam khoa, bệnh xã hội, kế hoạch hóa gia đình, bệnh đường tiết niệu
- + Có chứng chỉ báo chí,
- + Chứng chỉ báo ảnh,
- + Bằng lý luận cao cấp
- + Chứng chỉ giảng viên đường lối
- + Biên tập viên cho phòng khám chất lượng cao sản phụ khoa – nam khoa 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội
- + Biên tập viên cho Nhà Hộ Sinh A 36 A Ngô Quyền Hoàn Kiếm Hà Nội
- + Biên tập viên cho phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã Ba Đình – Hà Nội