12Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội 0836 633 399
Thứ 2- Chủ Nhật : 8h00 - 20h30

Hồng kỵ khoai lang không?

Đăng bởi: Hồng Anh Ngày đăng: 11.04.2024

Hồng là loại trái cây thân quen và được rất nhiều người yêu thích còn khoai lang là thực phẩm dân giã, nổi tiếng là thực phẩm vàng mang đến rất nhiều những lợi ích khác nhau cho sức khỏe. Chính vì vậy mà nhiều người băn khoăn hồng kỵ khoai lang không? có nên ăn khoai lang với hồng cùng nhau không? Cùng nhau tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây nhé

HỒNG KỴ KHOAI LANG KHÔNG

Mục lục
  • 1. HỒNG KỴ KHOAI LANG KHÔNG?
  • 2. MỘT SỐ THỰC PHẨM KỴ VỚI HỒNG MÀ BẠN KHÔNG NÊN ĂN
  • 3. MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĂN HỒNG ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN

HỒNG KỴ KHOAI LANG KHÔNG?

Hồng là một loại trai cây hấp dẫn, mang đến những công dụng, lợi ích khác nhau cho sức khỏe. Thành phần của quả hồng rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Quả hồng có nhiều lợi ích cho hoạt động của tim mạch, huyết áp cao, thị lực…

Thường xuyên ăn hồng sẽ giúp cơ thể được bổ sung chất chống oxy hóa flavonoid như: quercetin và kaempferol giúp cơ thể ổn định huyết áp, giảm cholesterol xấu và cơ thể giảm viêm, ngăn ngừa tình trạng viêm hiệu quả. Đồng thời quả hồng cũng chứa chất xơ và lượng vitamin C lớn, đây cũng là 2 chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tắc nghẽn và xơ vữa động mạch. Trong hồng cũng chứa vitamin A có lợi cho hoạt động của thị lực.

Khoai lang là thực phẩm lành mạnh không những có thể chế biến thành rất nhiều những món ăn hấp dẫn khác nhau mà còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khoai lang là thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, đặc biệt như vitamin A,vitamin B6, vitamin C và cả các khoáng chất như: kali, mangan, kẽm và gần như không chứa chất béo xấu. Khoang lang không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa, ngằn ngừa ung thư hiệu quả mà hàm lượng vitamin A cao còn giúp cơ bảo vệ mắt, nâng cao hệ miễn dịch và bảo vệ các cơ quan nội tạng như: gan, thận và hoạt động tim mạch.

Hồng có kỵ khoai lang không? Câu trả lời là có, hồng kỵ với khoai lang và bạn không nên ăn hai loại thực phẩm này với nhau, nên ăn cách nhau ít nhất là 3 – 4 tiếng để chúng không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nguyên nhân không nên ăn hồng với khoai lang là bởi khoai lang là thực phẩm giàu tinh bột khi ăn chung với hồng sẽ khiến dạ dày tăng tiết axit, lượng axit này tiết ra nhiều sẽ phản ứng với tanin và pectin từ quả hồng và sẽ gây hiện tượng kết tửa một số chất dẫn đến khó tiêu, chướng bụng và làm sự hình thành sỏi dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…

MỘT SỐ THỰC PHẨM KỴ VỚI HỒNG MÀ BẠN KHÔNG NÊN ĂN

MỘT SỐ THỰC PHẨM KỴ VỚI HỒNG MÀ BẠN KHÔNG NÊN ĂN

Ngoài khoai lang ra thì còn một số thực phẩm, món ăn mà bạn không nên kết hợp với hồng như:

  • Hồng kỵ với tôm, cua, hải sản

Khi ăn hồng bạn cũng nên chú ý bởi hồng kỵ với các loại hải sản, bởi hải và đặc biệt là tôm và cua. Những thực phẩm này không nên ăn cùng nhau, hồng có chứa tanin còn hải sản, tôm, cua vốn là thực phẩm giàu đạm, khi kết hợp với hồng sẽ gây ra các vấn đề ngộ độc thực phẩm như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài.

Chất tamin trong quả hồng sẽ làm cho protein trong hải sản kết tủa, lưu lại trong ruột và sau đó sẽ lên men, thối rữa. Nặng hơn, những chất này có thể tạo thành các viên sỏi trong dạ dày, viêm loét hoặc xuất huyết và thủng dạ dày rất nguy hiểm đe dọa đến tính mạng…

  • Hồng kỵ với trứng

Trứng là thực phẩm khổ biến và thường xuyên xuất hiện trong những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên chú ý bạn không nên ăn hồng tráng miệng sau khi ăn những món ăn có trứng. Hai thực phẩm này khi ăn chung với nhau sẽ làm tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, khiến bạn buồn nôn, viêm ruột, viêm đường tiêu hóa cấp…

Nếu không may ăn hồng với trứng và khiến bạn cảm thấy khó chịu thì có thể rửa ruột bừng các uống ép gừng tươi pha với nước ấm hoặc nước muối loãng phá với nước sôi để bạn dễ dàng nôn ra sau đó có thể sử dụng thuốc nhận tràng để loại bỏ chất độc và giúp cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Hồng kỵ với thịt ngỗng

Thịt ngỗng và hồng là hai loại thực phẩm kiêng kỵ mà bạn không nên ăn cùng nhau, ăn tráng miệng cũng không nên. Nguyên nhân là bởi thịt ngỗng là món ăn rất giàu protein khi gặp tanin từ quả hồng sẽ khiến chúng bị kết tủa và tạo ra tình trạng vón cục trong dạ dày, đường ruột mà không tiêu hóa được, những vón cục này tích tụ lâu trong dạ dày sẽ dần phân hủy và gây viêm, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc thủng dạ dày rất nguy hiểm. Đồng thời lượng nhở những chất này cũng sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu và khiến cơ thể giảm hấp thu chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và protein.

  • Không ăn hồng khi uống rượu

Rượu có tính nóng trong khi hồng có tính hàn, như vật theo Đông y thì chúng khắc nhau và không nên ăn hồng khi đã uống rượu hoặc uống rượu sau khi đã ăn hồng. Khi hồng và rượu được ăn uống chung với nhau sẽ gây ra tình trạng kích ứng đường ruột, tanin từ hồng sẽ tạo ra chất nhầy và sẽ khiến cơ thể rất dễ hình thành các cục máu đông trong dạ dày, đường tiêu hóa, lượng lớn hoặc kéo dài nhiều ngày có thể gây tác ruột, tổn thương dạ dày, đường tiêu hóa.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĂN HỒNG ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĂN HỒNG ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN

Hồng là loại trái cây ngon, hấp dẫn và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên khi ăn hồng bạn cũng nên chú ý một số lưu ý dưới đây để không làm ảnh hưởng đến cơ thể nhé:

  • Không nên ăn hồng khi đang đói

Bạn không nên ăn hồng khi bụng đang đói, nguyên nhân là bởi hồng có nhiều tanin và pectin, những chất này khi được đưa vào cơ thể khi bạn đang đói, dạ dày trống rỗng sẽ khiến chúng bị kết tủa dạng axit và hình thành sỏi dạ dày, gây viêm loét, xuất huyết dạ dày, nôn ra máu, đau quặn bụng…

  • Hệ tiêu hóa kém không nên ăn hồng

Với những người có hệ tiêu hóa kém hoặc bệnh tiểu đường thì không nên ăn hồng, thành phần của hồng có chứa 10,8% carbohydrate, hầu hết là monosaccarit và disaccharides đơn giản. Vì thế, ăn hồng khiến cơ thể dễ hấp thụ, dẫn tới tăng đường huyết, nguy hiểm đối với bệnh nhân tiểu đường. Còn với những bệnh đường tiêu hóa khi ăn hồng tanin sẽ khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

  • Không ăn vỏ hồng

Khi ăn hồng tuyệt đối không ăn vỏ hồng, cần loại bỏ hoàn toàn vỏ trước khi ăn để đảm bảo an toàn. Ngoài ra bạn cũng ngâm hồng vào nước trước để loại bỏ bớt vị chát và tanin của hồng, giảm bớt nguy cơ gây hại cho đường ruột, dạ dày.

  • Không nên ăn quá nhiều hồng

Hồng có thể là loại trái cây yêu thích của nhiều chị em phụ nữ, tuy nhiên chỉ nên ăn với một lượng vừa phải, không nên ă quá nhiều bởi thành phần tanin từ hồng sẽ khiến cơ thể suy giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, khó hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết như: sắt, kẽm, protein, magie, canxi…

Trên đây là những chia sẻ về những loại thực phẩm không nên kết hợp với hồng và những lưu ý khi ăn hồng để không làm hại đến hệ tiêu hóa. Hy vọng qua những chia sẻ này bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích cũng như có thể giải đáp được băn khoăn của mình về câu hỏi hồng kỵ với khoai lang không?

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 11.04.2024

Bài viết liên quan
bi-do-ky-voi-nhung-thuc-pham-nao Bí đỏ kỵ với những thực phẩm nào?

Bí đỏ là một trong những nguồn thực phẩm có chứa giá trị dinh dưỡng cao và không nhiều calo. Bí đỏ có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Nhưng để nhận được tất cả những lợi ích của món ăn này, bạn cần biết bí đỏ kỵ với những thực […]

trung-ky-nuoc-cam-khong Trứng kỵ nước cam không?

Trứng cũng như nước cam đều là những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc dùng chung hai loại thực phẩm này có thể gây hại. Thực hư ra sao? Trứng kỵ nước cam không? Thành phần dinh dưỡng có trong trứng Trứng là một thực phẩm dinh […]

chao-trung-ky-rau-gi Cháo trứng kỵ rau gì?

Cháo trứng là món giàu chất dinh dưỡng, ngon miệng và được rất nhiều người yêu thích, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi ăn cháo trứng nhiều người băn khoăn không biết cháo trứng kỵ với rau gì? cùng phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế tìm hiểu […]

Hồng Anh https://yhocquocte.com.vn/ Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền Ngày sinh: 15/8/1992
Sở trường chuyên môn
  • + 5 năm kinh nghiệm viết bài trong lĩnh vực sức khỏe sản phụ khoa – nam khoa, bệnh xã hội, kế hoạch hóa gia đình, bệnh đường tiết niệu
  • + Có chứng chỉ báo chí,
  • + Chứng chỉ báo ảnh,
  • + Bằng lý luận cao cấp
  • + Chứng chỉ giảng viên đường lối
Quá trình công tác
  • + Biên tập viên cho phòng khám chất lượng cao sản phụ khoa – nam khoa 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội
  • + Biên tập viên cho Nhà Hộ Sinh A 36 A Ngô Quyền Hoàn Kiếm Hà Nội
  • + Biên tập viên cho phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã Ba Đình – Hà Nội