Thịt gà kỵ gì cho bé?
Thịt gà là loại thực phẩm được rất nhiều mẹ lựa chọn để nấu cháo ăn dặm cho con. Khi nấu cháo gà, các mẹ cần phải nắm rõ những loại thực phẩm kiêng kỵ với thịt gà để có thể kết hợp các nguyên liệu sao cho khoa học, phù hợp. Vậy thịt gà kỵ gì cho bé? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có lời giải đáp cho vấn đề này!
- 1. THỊT GÀ KỴ GÌ CHO BÉ?
- 2. CHÁO GÀ CHO BÉ ĂN DẶM NÊN NẤU VỚI RAU GÌ?
- 3. MÁCH MẸ CÁCH NẤU CHÁO GÀ ĂN DẶM CHO BÉ
THỊT GÀ KỴ GÌ CHO BÉ?
Thịt gà được xếp vào nhóm thịt trắng, có chứa nhiều protein nạc. Phần mỡ gà thường tập trung chủ yếu ở da với hàm lượng chất béo bão hòa cao. Thịt gà có chứa nhiều protein, có thể giúp xây dựng và tái tạo các mô, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho em bé. Ngoài ra, trong thịt gà còn có chứa nhiều canxi và photpho – hai loại khoáng chất cần thiết cho sự phát triển hệ xương răng của trẻ. Đặc biệt, thành phần axit amin tryptophan có trong thịt gà còn có thể giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Cháo gà là một món ăn thơm ngon, dễ ăn và có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp dùng để bồi bổ cho trẻ em. Tuy nhiên, một điều được rất nhiều mẹ quan tâm khi chế biến món ăn này đó là thịt gà kiêng kỵ với gì?
Dưới đây là một số loại thực phẩm mà các mẹ không nên kết hợp cùng với thịt gà:
- Bắp cải
Theo Đông y, thịt gà có tính cam ôn, trong khi đó bắp cải lại có tính hàn. Việc tiêu thụ hai loại thực phẩm này cũng một lúc sẽ có thể gây ra hiện tượng xung khắc nóng lạnh trong cơ thể bé. Từ đó, dẫn đến tình trạng tổn thương khí huyết, ngộ độc và khó tiêu.
- Rau cải
Theo Đông y, cả rau cải và thịt gà đều có tính ôn nhiệt. Khi nấu chung hai loại thực phẩm này thì sẽ có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng nhanh bất thường. Từ đó, dẫn đến tình trạng nóng trong, sốt và mệt mỏi.
- Rau răm
Việc kết hợp thịt gà và rau răm có thể gây tích tụ độc tố trong đường ruột, không tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ nhỏ.
- Hành tỏi sống
Theo các chuyên gia cảnh báo, các bạn không nên ăn thịt gà cùng với hành, tỏi sống. Bởi thịt gà có tính ôn, còn hành tỏi lại có tính đại nhiệt. Việc kết hợp thịt gà cùng với các loại gia vị này sẽ có thể gây ra tình trạng đầy bụng, táo bón và kiết lị.
CHÁO GÀ CHO BÉ ĂN DẶM NÊN NẤU VỚI RAU GÌ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi nấu cháo gà cho bé ăn dặm, các mẹ có thể kết hợp với nhiều loại rau củ khác để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho bé. Cụ thể như:
- Các loại rau: Bông cải xanh, súp lơ trắng, rau ngót, rau dền, rau mồng tơi,…
- Các loại củ: Khoai lang, khoai tây, bí đỏ, bí đao, cà rốt,…
- Các loại hạt: Đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, hạt sen,…
- Một số loại nấm: Nấm bào ngư, nấm rơm, nấm hương…
Tùy theo độ tuổi và khả năng nhai nuốt của trẻ mà các mẹ có thể chế biến các món cháo gà cho bé ăn dặm sao cho phù hợp.
MÁCH MẸ CÁCH NẤU CHÁO GÀ ĂN DẶM CHO BÉ
Dưới đây là một số cách chế biến món cháo gà cho bé ăn dặm vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng, dễ làm mà các mẹ có thể tham khảo:
- Cháo gà rau mồng tơi ăn dặm
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
Thịt đùi gà: 30 gram
Rau mồng tơi: 20 gram
Cháo trắng: 1 chén rưỡi
Muối: 1/4 muỗng cà phê
Hạt nêm: 1/2 muỗng cà phê
Dầu ăn cho bé ăn dặm: 1 muỗng cà phê
Cách chế biến:
+ Sơ chế thịt gà
Bắc nồi lên bếp, đổ 200ml nước vào nồi, rồi cho phần thịt gà đã rửa sạch vào và luộc cho đến khi thịt vừa chín tới.
Sau đó, các bạn dùng dao tách phần thịt gà ra khỏi xương rồi băm nhuyễn.
+ Sơ chế rau mồng tơi
Rau mồng tơi các bạn đem rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào máy xay. Sau đó, đổ thêm 30ml vào và xay nhuyễn.
+ Nấu cháo
Bắc nồi lên bếp, cho 1 chén rưỡi cháo vào nồi, rồi đổ thêm 2 chén nước để pha loãng cháo. Sau đó, các bạn đun ở lửa vừa.
Tiếp theo, các bạn nêm vào 1/4 muỗng cà phê muối và 1/2 muỗng cà phê hạt nêm. Khi cháo đã sôi, các bạn cho thịt gà băm nhuyễn vào và khuấy đều trong khoảng 3 – 5 phút.
Khi cháo đã sôi lại, các bạn cho phần rau mồng tơi đã xay nhuyễn vào và đảo đều trong vòng 3 phút rồi tắt bếp.
Sau đó, các bạn đổ cháo ra tô và cho thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn dành cho bé ăn dặm, rồi khuấy đều.
Thành phẩm:
Món cháo này là sự kết hợp giữa thịt gà ngọt mềm và rau mồng tơi tươi mát chắc chắn sẽ khiến các bé thích mê.
- Cháo gà mướp hương ăn dặm
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
Ức gà: 30 gram
Mướp hương: 20 gram
Cháo trắng: 1 chén
Hành lá: 1 nhánh
Nước luộc gà: 200 ml
Nước mắm dành cho bé ăn dặm: 1/2 muỗng cà phê
Cách chế biến:
+ Sơ chế thịt gà
Mướp các bạn đem gọt vỏ, rửa sạch và cắt làm tư. Hành lá thì các bạn cắt bỏ gốc, rửa sạch và chỉ lấy phần lá.
Tiếp theo, các bạn băm nhuyễn ức gà cùng với hành lá rồi để ra đĩa. Sau đó, cho thêm 1/2 muỗng cà phê nước mắm vào thịt gà, rồi để ướp khoảng 15 phút.
+ Luộc mướp
Bắc nồi lên bếp và đổ vào 200ml nước luộc gà. Sau đó, các bạn cho mướp vào luộc trong khoảng 10 phút cho đến khi mướp chín thì vớt ra và băm nhỏ.
+ Nấu cháo
Các bạn cho 1 chén cháo vào nước luộc mướp và đảo đều. Khi cháo sôi thì các bạn cho thịt gà đã ướp vào và khuấy đều trong khoảng 5 – 7 phút.
Tiếp theo, các bạn cho phần mướp đã băm nhuyễn vào cháo và khuấy đều khoảng 2 phút thì tắt bếp.
Thành phẩm:
Các bạn chỉ cần đổ cháo ra tô, để nguội bớt là có thể cho bé thưởng thức được ngay. Món cháo này là sự kết hợp giữa thịt gà ngọt thơm và mướp thanh mát,chắc chắn sẽ khiến các bé ăn hoài cũng không ngán.
Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi thịt gà kỵ gì cho bé. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy nhấp chuột chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.663.399 để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.
Cập nhật lần cuối: 10.04.2024
Bí đỏ là một trong những nguồn thực phẩm có chứa giá trị dinh dưỡng cao và không nhiều calo. Bí đỏ có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Nhưng để nhận được tất cả những lợi ích của món ăn này, bạn cần biết bí đỏ kỵ với những thực […]
Trứng cũng như nước cam đều là những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc dùng chung hai loại thực phẩm này có thể gây hại. Thực hư ra sao? Trứng kỵ nước cam không? Thành phần dinh dưỡng có trong trứng Trứng là một thực phẩm dinh […]
Cháo trứng là món giàu chất dinh dưỡng, ngon miệng và được rất nhiều người yêu thích, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi ăn cháo trứng nhiều người băn khoăn không biết cháo trứng kỵ với rau gì? cùng phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế tìm hiểu […]
- + 5 năm kinh nghiệm viết bài trong lĩnh vực sức khỏe sản phụ khoa – nam khoa, bệnh xã hội, kế hoạch hóa gia đình, bệnh đường tiết niệu
- + Có chứng chỉ báo chí,
- + Chứng chỉ báo ảnh,
- + Bằng lý luận cao cấp
- + Chứng chỉ giảng viên đường lối
- + Biên tập viên cho phòng khám chất lượng cao sản phụ khoa – nam khoa 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội
- + Biên tập viên cho Nhà Hộ Sinh A 36 A Ngô Quyền Hoàn Kiếm Hà Nội
- + Biên tập viên cho phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã Ba Đình – Hà Nội