12Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội 0836 633 399
Thứ 2- Chủ Nhật : 8h00 - 20h30

Tôm có kỵ khổ qua không?

Đăng bởi: Hồng Anh Ngày đăng: 10.04.2024

Tôm là hải sản được nhiều gia đình lựa chọn chế biến trong các bữa ăn hàng ngày giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn lưu ý tránh kết hợp tôm với các thực phẩm đại kỵ gây hại cho sức khỏe. Vậy tôm có kỵ khổ qua không? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Mục lục
  • 1. Giới thiệu về Tôm và khổ qua
  • 2. Tôm có kỵ khổ qua không?
    • 2.1. Khổ qua kỵ gì?
    • 2.2. Tôm kỵ với gì?

Giới thiệu về Tôm và khổ qua

Tôm:  là một trong những loại hải sản được yêu thích bởi hàm lượng dinh dưỡng cao và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong tôm có hàm lượng protein rất cao. Bên cạnh đó còn có kẽm, đồng, magie, canxi, kali, sắt, các loại vitamin B12….với nhiều tác dụng khác nhau như chống oxy hóa, giàu dinh dưỡng, chứa axit béo và omega3… được đánh giá tốt cho sức khỏe.

Khổ qua: hay còn gọi là mướp đắng được sử dụng giống như một loại rau. Theo đánh giá, khổ qua cung cấp hàm lượng lớn vitamin A, vitamin C, canxi, kali, phốt pho, kẽm, đồng, sắt và magie. Ngoài ra, khổ qua còn cung cấp vitamin B và chất chống oxy hóa hữu ích, như lutein và zeaxanthin.

Tôm có kỵ khổ qua không

Tôm có kỵ khổ qua không?

Theo chuyên gia, tôm kỵ với khổ qua, do đó bạn không nên kết hợp hai loại thực phẩm này cùng lúc. Lý do được giải thích bởi tôm kỵ với các loại sản phẩm có chứa hàm lượng vitamin C cao và khổ qua nằm trong nhóm thực phẩm rất giàu vitamin C. Bên cạnh đó, khổ qua luôn có một vị đắng đặc trưng còn tôm thì lại mang vị ngọt thanh.

Khi Khổ qua ăn cùng các loại thực phẩm có vỏ cứng như tôm có chứa hàm lượng lớn hợp chất Asen có thể tạo phản ứng (thạch tín) khi gặp vitamin C. Thạch tín là 1 chất độc, cực kỳ  nguy hiểm cho sức khỏe người dùng nếu tiêu thụ vào cơ thể. Do đó, tôm và khổ qua không nên chế biến cùng nhau để tránh những hệ lụy đến sức khỏe.

Khổ qua kỵ gì?

Bên cạnh tôm, khổ qua kỵ với một số món ăn mà bạn cần hết sức lưu ý, như sau:

Trà xanh: bạn không nên kết hợp khổ qua với trà xanh, bởi khổ qua có chất xơ cao nếu như ăn nhiều có thể làm tăng nhu động ruột khiến cho quá trình tiêu hóa bị chậm lại, ảnh hưởng tới sự hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể.

Măng cụt: hai loại này kỵ nhau, có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Do đó, chuyên gia khuyên bạn nên ăn khổ qua và măng cụt cách nhau ít nhất 2 giờ để đảm bảo sức khỏe.

Không ăn cùng sườn heo: theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu như ăn sườn heo cùng khổ qua có thể tạo ra chất canxi oxalate, chất này có thể cản trở sự hấp thu canxi vào cơ thể.

Phụ nữ đang có kinh: theo các nghiên cứu chỉ ra rằng trong thời gian hành kinh nếu như phụ nữ ăn nhiều khổ qua có thể dẫn tới khí huyết có biểu hiện đông lại khiến tình trạng đau bụng kinh càng trở nên nặng hơn.

Những người bị hạ đường huyết: khổ qua có chứa những chất với tác dụng hạ đường huyết. Do đó, những người có đường huyết thấp không nên ăn khổ qua.

Người bị tiêu chảy: nếu như hệ tiêu hóa của bạn đang không ổn định, thường xuyên tiêu chảy, nôn mửa thì không nên ăn khổ qua. Vì món ăn này có tính hàn nếu ăn nhiều sẽ khiến tình trạng tiêu chảy càng nặng thêm.

Người mắc bệnh gan, thận: đối với những đối tượng này cần tránh ăn khổ qua. Vì trong nó có chứa những chất khiến hoạt động của gan và thận ảnh hưởng.

Những người mới phẫu thuật:các chuyên gia cho rằng đối với những người phẫu thuật cơ thể thường rất yếu nếu ăn khổ qua có thể tác động cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết. Do đó sau phẫu thuật ít nhất 2 tuần bạn mới nên ăn các món chứa khổ qua.

Tôm kỵ với gì?

Theo chuyên gia, tôm kỵ với một số món ăn dưới đây bạn nên tránh kết hợp, cụ thể:

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành: thịt tôm được đánh giá có hàm lượng protein và canxi cao. Trong khi đó đậu nành cũng có chứa nhiều canxi và protein. Nếu như kết hợp cùng với nhau dễ gây nên tình trạng khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy….

Đồ uống có cồn: hiện có rất nhiều người có thói quen uống rượu bia ăn kèm với tôm. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh được rằng sự kết hợp này  có thể tạo ra phản ứng axit uric- là căn nguyên của bệnh gout. Do đó, bạn cần tránh sử dụng.

Trái cây giàu axit tannic: một số loại trái cây giàu axit tannic như quả hồng, quả nho, ổi….khi kết hợp với tôm có thể sinh ra phản ứng khiến cho dạ dày, tiêu hóa khó chịu, xuất hiện các chứng đau bụng và buồn nôn.

Trà: nhiều người có thói quen uống trà ngay sau khi ăn tôm. Nhưng đây là thói quen cần tránh. Vì trong trà có chứa hàm lượng axit tannic trong khi tôm nhiều canxi có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Bí ngô, bí đỏ: mặc dù khi sử dụng tách riêng, cả tôm và bí đỏ, bí ngô đều mang tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu kết hợp cùng nhau có thể là nguyên nhân gây ra một số chứng bệnh cho cơ thể, đặc biệt là tình trạng viêm dạ dày.

Ngoài ra, những đối tượng dưới đây cần tránh ăn tôm, như sau:

  • Những người bị ho: nếu bị ho, cổ họng sẽ có phản ứng ngứa rát, khi ăn tôm lớp vỏ tôm có thể dễ gây phản ứng gây ngứa đau họng và ho nhiều hơn.
  • Những người đau mắt đỏ: nếu bạn đang bị đau mắt đỏ thì không nên ăn tôm cũng như các loại hải sản. Vì nó có thể khiến cho tình trạng đau mắt càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Những người có hàm lượng cholesterol cao: vì trong tôm có chứa cholesterol đáng kể nên những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, máu nhiễm mỡ cần tránh ăn tôm.
  • Những người dị ứng với hải sản: nếu như bạn có tiền sử dị ứng hải sản tuyệt đối không ăn tôm để tránh phản ứng nổi mẩn ngứa, thậm chí nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Mong rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp bạn biết được tôm có kỵ khổ qua không. Nếu bạn còn thắc mắc có thể comment bên dưới bài viết.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 10.04.2024

Bài viết liên quan
bi-do-ky-voi-nhung-thuc-pham-nao Bí đỏ kỵ với những thực phẩm nào?

Bí đỏ là một trong những nguồn thực phẩm có chứa giá trị dinh dưỡng cao và không nhiều calo. Bí đỏ có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Nhưng để nhận được tất cả những lợi ích của món ăn này, bạn cần biết bí đỏ kỵ với những thực […]

trung-ky-nuoc-cam-khong Trứng kỵ nước cam không?

Trứng cũng như nước cam đều là những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc dùng chung hai loại thực phẩm này có thể gây hại. Thực hư ra sao? Trứng kỵ nước cam không? Thành phần dinh dưỡng có trong trứng Trứng là một thực phẩm dinh […]

chao-trung-ky-rau-gi Cháo trứng kỵ rau gì?

Cháo trứng là món giàu chất dinh dưỡng, ngon miệng và được rất nhiều người yêu thích, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi ăn cháo trứng nhiều người băn khoăn không biết cháo trứng kỵ với rau gì? cùng phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế tìm hiểu […]

Hồng Anh https://yhocquocte.com.vn/ Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền Ngày sinh: 15/8/1992
Sở trường chuyên môn
  • + 5 năm kinh nghiệm viết bài trong lĩnh vực sức khỏe sản phụ khoa – nam khoa, bệnh xã hội, kế hoạch hóa gia đình, bệnh đường tiết niệu
  • + Có chứng chỉ báo chí,
  • + Chứng chỉ báo ảnh,
  • + Bằng lý luận cao cấp
  • + Chứng chỉ giảng viên đường lối
Quá trình công tác
  • + Biên tập viên cho phòng khám chất lượng cao sản phụ khoa – nam khoa 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội
  • + Biên tập viên cho Nhà Hộ Sinh A 36 A Ngô Quyền Hoàn Kiếm Hà Nội
  • + Biên tập viên cho phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã Ba Đình – Hà Nội