Tôm có kỵ dưa leo không?
Tôm có kỵ dưa leo không? Tôm là thực phẩm phổ biến, chứa nhiều dinh dưỡng và được các mẹ nội trợ lựa chọn nhiều trong chế biến các món ăn hàng ngày. Mặc dù là món ăn ngon tốt cho sức khỏe nhưng chị em không nên kết hợp tôm với những món đại kỵ, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Dưa leo hay còn gọi là dưa chuột là một trong những loại rau củ được sử dụng rất nhiều, chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Đặc biệt trong dưa leo có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể, làm đẹp da, tốt cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư….dưa leo hầu như không có chứa chất béo rất thích hợp với mục đích giảm cân.
Trong khi đó, tôm thuộc nhóm hải sản giàu dưỡng chất, đặc biệt là nhóm thực phẩm rất giàu protein. Ngoài ra, trong tôm còn có chứa hàm lượng axit béo omega-3 thúc đẩy sức khỏe của tim và não bộ hoạt động thêm khỏe mạnh. Mặc dù tôm có hàm lượng cholesterol cao nhưng hàm lượng dưỡng chất trong tôm không gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch cơ thể.
- 1. Tôm kỵ với dưa leo không?
- 2. Dưa leo kỵ với gì?
Tôm kỵ với dưa leo không?
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh tôm kỵ với dưa leo. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, vỏ tôm có chứa chất thạch tín mặc dù không gây hại nhưng nếu kết hợp với những đồ ăn giàu vitamin C có thể tạo nên một phản ứng hóa học ảnh hưởng tới sức khỏe, tác dụng phụ gây xuất huyết mắt, mũi, miệng, tai…thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Trong khi đó, dưa leo có chứa đến 12mg vitamin C- do đó tốt nhất bạn không nên ăn tôm cùng dưa leo. Ngoài ra, một số loại rau củ quả khác nhiều vitamin C như ớt chuông đỏ, mướp đắng, dưa lưới, đu đủ, ổi nên tránh kết hợp với tôm.
Ngoài ra, tôm còn kỵ với một số món ăn khác bạn cần tránh, như sau:
- Tôm kỵ với thịt bò: bạn không nên nấu tôm chung với thịt bò. Vì tôm thuộc hải sản chứa nhiều vitamin, canxi, magie….trong khi thịt bò chứa nhiều photpho không phù hợp có thể khiến sức khỏe và hệ xương khớp bị ảnh hưởng.
- Tôm kỵ đồ uống có cồn: đồ uống chứa nhiều cồn đó là rượu, bia. Lý giải bởi khi tôm tiêu hóa trong nó có chứa hàm lượng purin tạo ra axit uric trong cơ thể đồng thời rượu bia có thể chuyển hóa thành axit lactic ức chế quá trình này khiến axit uric tích tụ nhiều là nguyên nhân gây nên bệnh gout.
- Không ăn tôm cùng uống sữa bò: tôm và sữa bò đều có chứa hàm lượng canxi khá cao. Việc uống sữa trong khi ăn tôm có thể làm giảm quá trình hấp thụ canxi gây nên cản trở quá trình tiêu hóa. Do đó, nếu bạn thường xuyên kết hợp hai nhóm món ăn này có thể gây ra sỏi thận.
- Không nên ăn tôm cùng sữa đậu nành: vì cả tôm và đậu nành có chứa hàm lượng protein và canxi khá cao. Nếu ăn cùng lúc quá nhiều có thể gây ra tình trạng khó tiêu, gây áp lực không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Không nên ăn tôm cùng uống trà: đây là lưu ý mà nhiều người có thể chưa biết. Nhưng nếu ăn tôm nhiều canxi trong khi trà chứa axit tannic có thể kết hợp với nhau tạo thành canxi không hòa tan ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, axit tannic có thể gây kích ứng đến niêm mạc dạ dày…
Những lưu ý khi ăn tôm bạn nên chú ý đó là:
- Nếu bạn có tiền sử dị ứng với tôm và hải sản thì tuyệt đối không nên ăn tránh những tác dụng phụ.
- Quá trình chế biến nên tách bỏ phần vỏ tôm và bỏ đường chỉ trên thân tôm. Vì đây là hệ tiêu hóa có thể chứa nhiều kim loại nặng không tốt cho sức khỏe.
- Tránh ăn đầu tôm, vì nó có thể chứa rất nhiều ký sinh trùng không tốt.
- Hạn chế ăn tôm sống, vì nó có thể chứa trứng sán và các ấu trùng sán nếu xâm nhập sẽ gây hại cho đường tiêu hóa và sức khỏe.
- Không ăn tôm chết, vì nó chứa nhiều histidine, tạo ra những phản ứng như sưng đỏ mắt, phát ban, sưng phù và ngứa ngáy, có thể cần nhập viện can thiệp điều trị.
- Chú ý bổ sung tôm vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Theo chuyên gia dinh dưỡng, một người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 107g tôm/tuần. Việc ăn quá nhiều tôm có thể gây dị ứng và rối loạn tiêu hóa, thừa chất và tác dụng phụ khác không tốt cho sức khỏe của bạn.
Dưa leo kỵ với gì?
Mặc dù dưa leo được sử dụng nhiều, nhưng nó vẫn có thể gây nên một số phản ứng phụ nếu như kết hợp với món ăn không đúng. Những thực phẩm kỵ dưa leo có thể kể đến như sau:
- Dưa leo kỵ với cà chua:
Theo chuyên gia dinh dưỡng, cà chua là một trong những nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, trong khi dưa leo chứa hàm lượng lớn men enzyme catabolic có thể phá huỷ hàm lượng vitamin C. Nếu 2 loại thực phẩm này ăn kèm với nhau sẽ làm cho lượng vitamin C của cà chua ảnh hưởng và không thể hấp thu được.
- Dưa leo kỵ với đậu phộng
Nếu như đường tiêu hóa của bạn không khỏe mạnh, thường xuyên chướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy thì không nên kết hợp dưa leo với đậu phộng. Nguyên nhân do dưa leo có vị ngọt lạnh nhưng đậu phộng nhiều chất béo có thể tác động gây nên phản ứng tại hệ tiêu hóa.
- Dưa leo và nấm
Nấm chứa nhiều vitamin B, D, chất xơ…tác dụng tốt nói chung với sức khỏe khi sử dụng riêng biệt. Nhưng nếu như dùng chung với dưa leo có thể giảm tác dụng, tạo phản ứng giảm hấp thụ dinh dưỡng.
- Dưa leo kỵ với ớt và cần tây
Là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C.Cũng như cà chua, nếu kết hợp hai loại này cùng dưa leo có thể khiến cho hàm lượng enzym bị phá hủy nhanh chóng khiến cơ thể không hấp thụ được.
Trên đây là những chia sẻ giải đáp thắc mắc tôm có kỵ dưa leo không. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc comment bên dưới bài viết để được giải đáp rõ hơn. Chúc bạn sức khỏe.
Cập nhật lần cuối: 09.04.2024
Bí đỏ là một trong những nguồn thực phẩm có chứa giá trị dinh dưỡng cao và không nhiều calo. Bí đỏ có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau. Nhưng để nhận được tất cả những lợi ích của món ăn này, bạn cần biết bí đỏ kỵ với những thực […]
Trứng cũng như nước cam đều là những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc dùng chung hai loại thực phẩm này có thể gây hại. Thực hư ra sao? Trứng kỵ nước cam không? Thành phần dinh dưỡng có trong trứng Trứng là một thực phẩm dinh […]
Cháo trứng là món giàu chất dinh dưỡng, ngon miệng và được rất nhiều người yêu thích, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi ăn cháo trứng nhiều người băn khoăn không biết cháo trứng kỵ với rau gì? cùng phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế tìm hiểu […]
- + 5 năm kinh nghiệm viết bài trong lĩnh vực sức khỏe sản phụ khoa – nam khoa, bệnh xã hội, kế hoạch hóa gia đình, bệnh đường tiết niệu
- + Có chứng chỉ báo chí,
- + Chứng chỉ báo ảnh,
- + Bằng lý luận cao cấp
- + Chứng chỉ giảng viên đường lối
- + Biên tập viên cho phòng khám chất lượng cao sản phụ khoa – nam khoa 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội
- + Biên tập viên cho Nhà Hộ Sinh A 36 A Ngô Quyền Hoàn Kiếm Hà Nội
- + Biên tập viên cho phòng khám đa khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã Ba Đình – Hà Nội